Lịch sử Xưởng_muối_hoàng_gia_Arc-et-Senans

Vào thời gian thế kỉ 1718, muối ăn là một sản phẩm rất quan trọng trong đời sống nước Pháp vì nó được dùng để bảo quản thịt và cá. Vì lý do này mà thuế muối (gabelle) bị đánh rất nặng và người ta tìm mọi cách để khai thác các mỏ muối có trên đất Pháp. Sau khi các mỏ Salins-les-BainsMontmorot dần trở nên cạn kiệt, vua Louis XV đã phải ra lệnh cho Claude-Nicolas Ledoux, kiến trúc sư của nhà vua, thiết kế một xưởng muối hoàng gia có năng suất cao tại Arc-et-Senans.

Bản thiết kế đầu tiên được Ledoux đệ trình nhà vua vào tháng 4 năm 1774 tuy nhiên nó đã bị Louis XV bác bỏ vì cho là công trình bị thiết kế cầu kì quá mức cần thiết cho một xưởng muối. Bản thiết kế thứ hai chỉ được ký thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1774. Quyết định xây dựng xưởng muối hoàng gia được thông qua sớm từ ngày 29 tháng 4 năm 1773[1], theo đó khu vực xây dựng sẽ nằm giữa các làng của ArcSenans. Khu vực này thỏa mãn nhiều điều kiện kỹ thuật như nằm gần sông Louerừng Chaux, một khu rừng rộng đảm bảo được nguồn củi đốt cho xưởng muối. Thêm nữa khu vực này nằm ở gần giữa lục địa châu Âu, có thể thông thương với Địa Trung Hải bằng kênh đào Dole, cũng như với biển Bắc và cảng Anvers qua sông Rhin. Lý do cuối cùng là vì địa điểm này nằm gần Thụy Sĩ, vốn là một nước có nhu cầu muối lớn thời bấy giờ. Theo dự án này thì xưởng muối sẽ có công suất 60.000 tạ (quintal) muối một năm, tương đương với việc phải làm bốc hơi 100.000 tấn nước mỗi năm theo tỉ lệ cứ 1 lít nước muối thì có 30 gam muối[2].

Arc-en-Senans hoạt động đến giữa thế kỉ 19 thì gặp sự cạnh tranh quyết liệt của các xưởng muối sản xuất từ nước biển, thêm vào đó xưởng này còn gây ô nhiễm cho các giếng nước ăn trong vùng, cuối cùng nó phải đóng cửa năm 1895. Các công trình của xưởng muối bắt đầu hư hại, đặc biệt là sau trận hỏa hoạn lớn năm 1918. Năm 1923 toàn bộ công trình được công nhận là di tích lịch sử của Pháp, dẫn đến đợt tu sửa lớn năm 1930. Đến năm 1982 thì Arc-en-Senans được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.